Dù đã lập gia đình hay chưa thì vấn đề vợ hay chồng giữ tiền luôn là một chủ đề khiến các cặp đôi phải đau đầu suy nghĩ. Cuộc tình đẹp như phim Hàn Quốc sẽ có những cuộc cãi vã. Vậy đâu là giải pháp tốt nhất cho các vợ chồng hiện nay và nhất là các cặp đôi đang chuẩn bị cưới? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 3 hướng giải quyết phổ biến nhất hiện nay và những lời khuyên hữu ích nhất có thể giúp các cặp vợ chồng luôn cảm thấy hài lòng với quyết định ai là người giữ tiền.
3 hướng giải quyết cho 1 vấn đề
Thực tế đã cho thấy, mỗi gia đình đều sẽ có một lựa chọn khác nhau và quyết định ai giữ tiền còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên về cơ bản, sẽ có 3 hướng giải quyết mà các gia đình có thể lựa chọn, bao gồm: Tiền ai nấy giữ, 1 trong 2 giữ tiền và cả 2 giữ riêng kết hợp đóng quỹ chung. Mỗi cách quản lý tài chính gia đình sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.
Tiền ai nấy giữ – Vợ chồng độc lập tài chính
Đây là một trong những cách xử lý phổ biến nhất của các cặp vợ chồng hiện nay. Thay vì phải suy nghĩ vợ hay chồng giữ tiền thì cách giải quyết chính là tiền ai nấy giữ. Theo đó, mỗi người sẽ tự lo các khoản chi tiêu riêng của mình. Với các khoản chi tiêu chung của gia đình như tiền nhà, tiện điện nước, tiền học của con,…. một là chia đều 2 là mỗi người chịu trách nhiệm chi trả một số khoản nào đó nhưng cả 2 vẫn tương đối đồng đều nhau. 2 vợ chồng sẽ không đụng chạm đến tài chính của nhau.
Điểm mạnh
Cách làm này sẽ giúp vợ và chồng cảm thấy được tự do, thoải mái về vấn để tài chính cá nhân. Bên cạnh đó mỗi người vẫn đảm bảo thực hiện trách nhiệm với gia đình. Khi đã thống nhất với nhau thẳng thắn về vấn để giữ tiền, cả 2 sẽ hạn chế được việc cãi vã vì rất ít va chạm về tài chính.
Điểm yếu
Độc lập tài chính tuy mang đến sự tự do cá nhân nhưng lại thiếu đi mối liên hệ mật thiết về tiền bạc giữa vợ và chồng. Cả 2 sẽ không thể biết khả năng tài chính thực sự của đối phương, ai chi tiêu những gì và như thế nào mãi chỉ là một ẩn số. Điều này vô hình chung đã khiến cả hai không thể bao quát hết tình hình tài chính của gia đình. Nhiều trường hợp phát sinh sẽ không được giải quyết hiệu quả vì cả 2 chưa có sự thống nhất về tài chính. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình 2 vợ chồng lương không bằng nhau nhưng lại chia đôi các khoản phí, như vậy người có thu nhập thấp hơn sẽ cực kỳ áp lực, dễ bị bức bối và dễ nảy sinh các cãi vã.
1 trong 2 giữ tiền
Hình thức này cũng được rất nhiều gia đình hiện nay áp dụng, trong đó vợ hoặc chồng sẽ được giao nhiệm vụ giữ toàn bộ thu nhập của cả 2. Người giữ tiền sẽ chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí trong gia đình. Nhưng dù vợ hay chồng giữ tiền thì mỗi người đều sẽ nhận lại một khoản vừa đủ để chi tiêu cá nhân.
Điểm mạnh
Vấn đề tài chính trong gia đình được kiểm soát chặt chẽ, bao quát hay nói cách khác là “quy về một mối”.
Điểm yếu
Người giữ tiền là người chủ động hơn trong chuyện tiền bạc nhưng lại phải chịu trách nhiệm lớn hơn hẳn người còn lại. Điều này có thể làm cho người giữ tiền chịu những áp lực. Với người kia thường sẽ dễ bị ỉ lại, không quan tâm và thiếu chia sẻ với đối phương. Do đó cách quản lý tài chính này vẫn rất dễ mang đến những mâu thuẫn tiền bạc. Nhiều trường hợp còn vì thiếu niềm tin mà nghi ngờ và hiểu lầm lẫn nhau, từ đó hôn nhân không hạnh phúc.
Giữ tiền riêng và nộp quỹ chung
Rất nhiều gia đình chọn hướng giải quyết cho vấn đề vợ hay chồng giữ tiền bằng cách mỗi người tự giữ tiền của mình nhưng phải cùng đóng góp vào quỹ gia đình. Qũy này sẽ được dùng chi trả cho các khoảng trong gia đình.
Điểm mạnh
Cũng như cách tiền ai nấy giữ ở trên, cách làm này cũng giúp mỗi người sẽ có sự tự do và thoải mái về vấn đề tài chính. Bên cạnh đó vẫn thực hiện trách nhiệm với gia đình ghi đóng tiền vào quỹ chung.
Điểm yếu
Cách giải quyết này vẫn có thể mang đến những tranh cãi giữa 2 vợ chồng, đặc biệt là về vấn đề vợ hay chồng giữ tiền quỹ chung đã đóng. Và trong trường hợp các khoản chi tiêu không được rõ ràng hoặc chưa hợp lý có thể khiến cả ai nghi ngờ lẫn nhau và dẫn tới cãi vã.
Giải pháp cuối cùng và những lời khuyên chân thành cho các cặp đôi
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” nên sẽ không có một giải pháp nào cụ thể để tất cả mọi người cùng áp dụng. Tuy nhiên trong gia đình vợ hay chồng giữ tiền, nhà có một hay hai quỹ cũng không quan trọng bằng việc cả hai luôn có niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau. Hơn hết mỗi người phải có trách nhiệm với gia đình và luôn biết sẻ chia, thông cảm với nhau. Đó mới là nền tảng vững chắc giúp gia đình luôn hạnh phúc.
Và dù lựa chọn hướng giải quyết như thế nào thì mỗi cặp vợ chồng nên làm tốt những điều sau:
- Công khai thu nhập với nhau để cả 2 biết cách tích lũy và sử dụng tài chính hiệu quả hơn
- Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ để sử dụng cho các trường hợp phát sinh bất ngờ
- Theo dõi ngân sách thu chi để chi tiêu hợp lý hơn
- Cần có một khoản tiết kiệm dành cho tương lai
- Cùng đồng thuận, công khai và thống nhất về tài khoản riêng biệt dành cho chi tiêu cá nhân để cả 2 luôn được thoải mái
- Phải giải quyết rõ ràng mọi bất đồng từ nhỏ đến lớn về tài chính
Trong cuộc sống hôn nhân, vấn đề mâu thuẫn về tài chính luôn tồn tại và khó có thể tránh khỏi. Do vậy trong gia đình cần có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng về việc vợ hay chồng giữ tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính khác. Để hạn chế được những bất đồng và mâu thuẫn hôn nhân, dù lựa chọn cách quản lý tài chính nào, 2 vợ chồng cũng hãy cởi mở trao đổi và tin tưởng lẫn nhau.