Lời nói của bố mẹ với con cái vốn gây ảnh hưởng rất lớn tới tư duy, cảm xúc và hành vi của trẻ sau này. Nếu bố mẹ thực sự muốn tốt cho trẻ thì hãy ngừng nói với con những câu nói dưới đây. Vì rất nhiều bố mẹ hiện nay đang sử dụng những câu nói này với con hằng ngày mà không nhận ra rằng điều đó sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu cho con.
Bây giờ con không chăm chỉ, tương lai con sẽ phải hối tiếc
Có thể nhiều bố mẹ cho rằng câu nói này có thể khơi dậy nỗi sợ hãi của con, như vậy chúng sẽ có động lực để cố gắng. Nhưng thực tế đây lại là một cách làm không đúng mặc dù điều bố mẹ nói là đúng. Và câu nói này cũng không phù hợp với tầm hiểu biết hiện tại của trẻ. Trẻ con chưa thể suy nghĩ sâu xa và hình dung được về tương lai giống như người lớn. Trái lại, khi nghe được câu nói này của ba mẹ, chúng sẽ căng thẳng hơn và có xu hướng tránh né.


Do đó hãy ngừng nói với con những câu từ quá trừu tượng như vậy. Thay vào đó, khi trò chuyện với con hãy dùng những câu từ khuyến khích trẻ như: “Việc con làm đang ở mức khá, bố mẹ biết con đã cố gắng và con có thể tiến bộ hơn nữa”.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên giúp con thấy được những mặt tích cực và dễ hiểu hơn: “Chỉ cần con tiếp tục luyện tập và cố gắng bố mẹ tin con sẽ rất giỏi trong tương lai”. Hoặc là “Mẹ biết môn toán rất khó, con đã cố gắng để đạt được điểm 8, nhưng mẹ tin lần tới khi con làm thực hành nhiều hơn con sẽ được 9,10.”
Giữ cho con an toàn là việc của bố/mẹ
Là trẻ con ai rồi cũng sẽ bước qua tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành. Chúng sẽ phải đến trường và bắt đầu có những khoảng không gian riêng. Chính vì vậy không một bố mẹ nào có thể kè kè bên chúng 24/24 được như khi chúng còn là một đứa trẻ con. Và tất nhiên chúng là không thể giữ an toàn mọi nơi mọi lúc được. Do đó đừng giữ lối tư duy bản thân luôn phải bảo vệ an toàn tuyệt đối cho con. Và hãy ngừng nói với con rằng giữ an toàn cho con là việc của ba/mẹ.
Nếu để chúng hiểu rằng nhiệm vụ của bố mẹ là bảo vệ chúng chứ không phải chúng tự bảo vệ mình thì thật sai lầm. Bởi vì chúng sẽ có xu hướng cư xử liều lĩnh hơn và hành động ít suy nghĩ hơn vì nghĩ rằng đã có bố mẹ lo.


Tuy nhiên bố mẹ đừng hiểu nhầm rằng mình chỉ nên im lặng. Bố mẹ vẫn phải đưa ra ý kiến nhưng phải theo cách nói khác. Phải nói cho chúng nghe những rủi ro mà chúng có thể gặp phải, chỉ cho chúng cách tự bảo vệ bản thân. Và đừng ngần ngại, hãy cho chúng được phạm những sai lầm (trong tầm kiểm soát của bạn) sau đó chỉ cho chúng thấy vấn đề một cách thực tế.
Việc làm của con không thể chấp nhận được nên bố/mẹ sẽ phạt con
Rất nhiều ba mẹ thường phạt con khi thấy chúng làm một hành động hoặc việc làm nào đó sai trái. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, việc làm này không thực sự hiệu quả trong việc giúp chúng thay đổi hành vi. Trẻ bị phạt sẽ không có xu hướng thay đổi tích cực mà có xu hướng nói dối và cố gắng che giấu việc chúng làm ở những lần sau. Nhất là khi ba mẹ đe dọa.
Do đó hãy ngừng nói với con những lời đe dọa và thay đổi cách làm của mình. Hãy lắng nghe ý kiến của con, trao đổi như 2 người bạn sao cho chúng chủ động nói ra ý định và mục đích của mình. Khi được bố mẹ lắng nghe, chúng sẽ toàn tâm lắng nghe bố mẹ. Lúc này bố mẹ mới bắt đầu giảng dạy và chỉ bảo cho chúng về việc đã xảy ra.


Bố mẹ có thể nói rằng: ” Bố mẹ thấy rất buồn vì con đã làm điều đó và chắc là con cũng vậy. Chúng ta hãy nói chuyện và nghĩ cách để lần sau con sẽ làm đúng hơn. Chúng ta hãy cùng thiết lập một quy tắc nào đó nhé!”
Con đã dành quá nhiều thời gian cho điện thoại của mình rồi đó!
Đúng là con đã chơi điện thoại quá lâu nhưng bố mẹ nên ngừng nói với con quá gắt gỏng và ra lệnh cho chúng tắt điện thoại. Vì thực tế, với chúng đó là niềm vui và là một phần của cuộc sống. Chỉ qua là chúng chưa thực sự biết sử dụng một cách cân bằng.
Lời khuyên cho bố mẹ là hãy quan tâm đến việc trẻ đang làm, hãy tham gia với chúng để hỏi xem đó là trò chơi gì, chúng đang theo dõi ai qua mạng xã hội, chúng đang xem chương trình gì,… Đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng chúng và điều này cũng sẽ giúp làm tăng sự ảnh hưởng của bạn với con.
Việc tiếp theo bố mẹ cần là là hãy cho con trẻ lý do hợp lý để chúng tắt điện thoại. Ví dụ như “Bố/mẹ thấy là từ khi đi học về tới giờ con chưa nói chuyện với bố/mẹ và dành thời gian chơi cùng các anh chị em. Con có muốn dọn nhà và cùng chuẩn bị đồ ăn với bố/mẹ không?,…..”. Và đừng quên nói với chúng rằng “Bố mẹ cũng ủng hộ việc con giải trí bằng điện thoại nhưng bố mẹ muốn con sử dụng nó một cách cân bằng hơn, trong một khoảng thời gian hợp lý hơn”.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
- Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
- Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
- Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
- Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Vậy bố mẹ lưu ý nhé, từ nay hãy ngưng nói với con 4 câu từ đã chia sẻ ở trên để con có thể xây dựng tính kỷ luật, tinh thần tự giác tốt hơn. Bên cạnh đó thay vì quở trách con vì chúng đó mắc lỗi, hãy trò chuyện với con và từ từ phân giải để chúng hiểu hơn về hành động của mình. Hy vọng qua bài viết bố mẹ cũng đã hiểu được vì sao và sớm thay đổi được bản thân.