Trang chủCHĂM CONCho bé ăn dặm và 6 sai lầm mẹ nhất định phải...

Cho bé ăn dặm và 6 sai lầm mẹ nhất định phải tránh

- Advertisement -

Việc cho bé ăn dặm tuy không phải là một vấn đề quá khó khăn nhưng thực tế rất nhiều ba mẹ hiện nay lại phạm phải những sai lầm không đáng có. Những sai lầm này thường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tập ăn của bé. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết được những sai lầm mà các mẹ thường xuyên mắc phải khi cho con ăn dặm. Từ đó có cách cho con ăn dặm an toàn và khoa học nhất.

Sai thời điểm bắt đầu ăn dặm

Cho bé ăn dặm quá sớm là một sai lầm cực kỳ phổ biến mà rất nhiều mẹ đang mắc phải. Các mẹ thường lầm tưởng rằng ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau chóng tăng cân, phát triển tốt và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn rất non yếu, do đó mẹ chỉ nên cho em bé bú sữa hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời là tốt nhất.

Theo đó, việc ăn dặm nên bắt đầu từ thời điểm bé đủ 6 tháng, không nên sớm hoặc muộn hơn. Bên cạnh đó mẹ nên áp dụng nguyên tắc ăn dặm từ ít đến nhiều, thức ăn loãng đến đặc, mịn đến thô và bắt đầu từ một loại đến nhiều loại thực phẩm. 

bé ăn dặm
Thời điểm cho bé ăn dặm lý tưởng nhất là sau khi tròn 6 tháng tuổi

Ép bé ăn 

Mục đích của việc cho bé ăn dặm còn là giúp bé làm quen với việc ăn chứ không phải chỉ vì bổ sung chất dinh dưỡng. Nhưng nhiều mẹ lại cố ép con ăn thật nhiều, thậm chí ép bé ăn hết khẩu phần đã chuẩn bị. Việc làm này đã ngầm mang đến cho bé nỗi sợ ăn uống, bé dần dần trở nên biếng ăn hơn và không hợp tác. Do đó mẹ nên thay đổi, hãy tạo cho bé tâm lý thoải mái và vui vẻ khi ăn. Đặc biệt là không đòi hỏi bé ăn quá nhiều trong quá trình ăn dặm. Có khi như vậy sẽ giúp bé hợp tác ăn hơn là ép.

Bữa ăn kéo dài

Thực tế cho thấy rất nhiều mẹ thường cho bé ăn dặm rất lâu, bữa ăn của bé kéo dài 1-2 tiếng. Tuy nhiên khoảng thời gian hợp lý nhất cho một bữa ăn khoa học chính là không quá 30 phút. Việc kéo dài bữa ăn sẽ làm cho bé thấy nhàm chán, đồng thời thời điểm kết thúc bữa ăn lại quá gần với bữa ăn kế tiếp.

Như vậy bữa ăn sau bé sẽ chưa cảm thấy đói nhưng mẹ lại cho bé ăn tiếp chắc chắn bé sẽ không thể ăn được nhiều. Có thể nhiều bé ăn chậm và ăn ít nên thời gian ăn buộc phải kéo dài hơn 30 phút, nhưng mẹ chỉ nên thêm tối đa 10 phút nữa thôi. Bên cạnh đó mẹ hãy làm những việc có thể khơi dậy sự thích thú cho bé trong bữa ăn, bé sẽ ăn tốt hơn. 

bé ăn dặm
Khi cho bé ăn dặm không nên kéo dài thời gian quá lâu

Mất kiên nhẫn trong quá trình con tập ăn dặm

Mất kiên nhẫn cũng là một sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ đang mắc phải khi cho bé ăn dặm. Việc bé không hợp tác ăn như mong muốn đã khiến các mẹ nản lòng. Lúc này các mẹ thường có xu hướng cho bé ăn đi ăn lại những món bé thích thay vì đa dạng các món ăn. Nhưng càng như vậy lâu dần bé sẽ không chỉ bị thiếu chất dinh dưỡng mà còn thường xuyên chán ăn hơn.

Mẹ nên hiểu rằng thói quen ăn dặm của bé có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn của mẹ. Nếu mẹ không kiên trì tập luyện cho bé thì bé càng khó để làm quen với việc ăn, đồng thời kỹ năng nhai của bé rất kém, khả năng cảm nhận được mùi vị thức ăn cũng không tốt. Do đó dù con không hợp tác khi ăn thì mẹ cũng nên kiên nhẫn hơn với bé.

Nguyên liệu chế biến món ăn không đa dạng

Ăn dặm không đơn giản chỉ là quá trình giúp bé hấp thu thêm các chất dinh dưỡng mà còn là cách giúp bé làm quen với đa dạng các loại thực phẩm. Chính vì vậy các mẹ không nên gò bó hoặc khoanh vùng các món ăn quá hẹp. Vì như vậy dinh dưỡng bổ sung cho bé không được dồi dào, hệ tiêu hóa bé chậm phát triển và bé dễ bị nhàm chán. 

Nhiều mẹ cho rằng cứ là nguyên liệu giàu dinh dưỡng thì nên cho bé ăn dặm thường xuyên và liên tục. Đây là quan điểm sai lầm khiến bé không được nạp đủ chất, dễ rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất mẹ nên cân bằng đầy đủ các nhóm chất: đạm (thịt, cá, trừng,..), tinh bột, rau xanh (mồng tơi, cải bó xôi, súp lơ xanh,…), củ quả (cà rốt, khoai tây, cam, dâu, chuối,….). Thay đổi món và nguyên liệu thường xuyên để bé luôn cảm thấy ngon miệng.

bé ăn dặm
Hảy tập cho bé ăn dặm đa dạng các loại thức ăn

Sai lầm trong cách chế biến

Chế biến là một khâu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của các phương pháp cho bé ăn dặm. Nhưng nhiều mẹ vẫn đang rất chủ quan và thực hiện chế biến theo cảm tính. Nhưng thực chất cách làm của các mẹ vô tình đã phạm phải những sai lầm. Cụ thể như các lỗi sai sau:

  • Khi nấu cháo hoặc pha bột cho bé, mẹ chỉ dùng phần nước hầm xương hoặc luộc rau củ và không cho bé ăn phần xác. Cách làm này của mẹ sẽ không đúng vì thực tế thì hầu hết chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng đều nằm trong phần xác, trong khi phần nước chỉ chứa một lượng rất nhỏ. 
  • Mẹ không bổ sung chất béo (dầu mỡ) vào thực đơn ăn dặm của bé. Chất béo chứa rất nhiều năng lượng và là môi trường hòa tan các vitamin thiết yếu như A, D, E, K. Do đó, mẹ hãy nhớ bổ sung thêm chất béo vào mỗi bữa ăn của bé. 
  • Cho bé ăn dặm 1 món trong cùng một ngày, đồ ăn được hâm đi hâm lại qua các bữa. Cách làm này sẽ chỉ khiến thức ăn giảm chất lượng và mùi vị thức ăn không còn thơm ngon.

Nếu mẹ cũng đang phạm phải những sai lầm trên trong cách chế biến, hãy cố gắng thay đổi thật sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Việc cho bé ăn dặm như thế nào có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống. Đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe và thể chất của bé. Nên khi cho bé ăn, các mẹ cũng nên thay đổi ngay nếu như mình đang phạm phải những sai lầm được chia sẻ ở trên. Có như vậy bé mới ăn ngon, hấp thu tốt và phát triển vượt trội hơn đúng như mong muốn của mẹ. 

Thế Giới Mẹ Bỉm
Thế Giới Mẹ Bỉmhttps://thegioimebim.com
Thế Giới Mẹ Bỉm (thegioimebim.com) là trang thông tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm dành cho mẹ bỉm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết phổ biến

- Advertisment -