Bạn đang cho con bú nhưng lại thèm trà sữa, tuy nhiên bạn lại sợ uống vào sẽ ảnh hưởng đến con. Trong bạn nổi lên một nỗi băn khoăn rằng cho con bú uống trà sữa được không? Bạn mong muốn tìm một giải pháp để vừa được thỏa cơn thèm vừa đảm bảo sức khỏe cho con? Thực ra rất đơn giản, bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Cho con bú uống trà sữa được không?
Trà sữa là một loại thức uống được pha từ hỗn hợp nhiều thành phần khác nhau gồm trà, sữa, đường, bột béo và một số phụ gia khác. Trà dùng pha trà sữa vốn có chứa cafein và axit tannic, hai hợp chất này khi vào cơ thể thường rất khó hấp thu.
Ngoài ra các chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi trong trà sữa còn có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Ngoài ra, rất nhiều loại trà sữa hiện nay thường chỉ dùng bột sữa để pha chứ không sử dụng sữa nguyên chất nên ít nhiều sẽ không đảm bảo sức khỏe người dùng.
Cũng rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng về vấn đề phụ nữ cho con bú uống trà sữa được không. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo dù là người bình thường có sức khỏe ổn định, nếu uống nhiều trà sữa thường xuyên có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể. Và tất nhiên phụ nữ đang cho con bú cũng vậy.
Nếu thật sự nghiện và quá thèm trà sữa, bạn vẫn có thể uống nhưng buộc phải kiểm soát liều lượng và chất lượng của loại thức uống này. Tốt nhất bạn chỉ nên uống tối đa mỗi tuần 1 ly trà sữa. Nếu không thể tự nấu để đảm bảo nguyên liệu sạch thì phải lựa chọn cửa hàng uy tín, bên cạnh đó nên hạn chế tối đa các loại topping thêm vào trà sữa.
Tác hại của việc mẹ bỉm uống quá nhiều trà sữa
Thực ra phụ nữ cho con bú uống trà sữa được không không có một nghiên cứu nào xác minh chính xác được. Nên bản thân mỗi người sau khi đẻ con nên tự cân nhắc thật kỹ về vấn đề này. Mẹ bỉm cũng nên xem qua một số tác hại do uống quá nhiều trà sữa dưới đây.
Dễ gây ra tình trạng thiếu máu
Thành phần Axit tannic trong trà khi gặp chất sắt được nạp từ thức ăn sẽ gây ra phản ứng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu của đường ruột. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở mẹ bỉm.
Trà càng đậm lượng axit tannic càng cao và mức ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó thành phần cafein khi đi vào sữa mẹ và cho em bé bú sẽ dễ gây ra hiện tượng trẻ hay khóc quấy. Nhiều trường hợp còn gây ra tình trạng co thắt ruột.
Cho con bú uống trà sữa được không ư? Lời khuyên cho mẹ là phải luôn thận trọng với việc sử dụng trà sữa.
Ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, phụ nữ khi cho con bú nếu uống trà sữa thường xuyên sẽ gặp tình trạng các niêm mạc hấp thu nhiều axit tannic. Điều này làm cho tuần hoàn máu ở tuyến sữa bị ảnh hưởng khiến lượng sữa mẹ bị suy giảm, có thể bé sẽ không đủ sữa để bú.
Vậy mẹ bỉm đang cho con bú uống trà sữa được không? Hẳn mẹ cũng bắt đầu tự trả lời được rồi đúng không.
Gây một số bất lợi cho sức khỏe của bé
Nếu em bé hấp thu quá nhiều cafein từ sữa mẹ có thể gây kích thích cho đường hô hấp và các cơ quan như dạ dày, đường ruột, thần kinh… Từ đó dễ dẫn đến hiện tượng trẻ hô hấp nhanh, dạ dày bị co thắt và dễ đau bụng. Ngoài ra bé còn thường xuyên quấy khóc và ngủ rất ít.
Giải pháp cho mẹ bỉm khi thèm trà sữa
Chẳng mấy dễ chịu khi lên cơn thèm trà sữa mà không được uống và sẽ cực kỳ bứt rứt nếu phải nhịn uống. Nhưng mẹ bỉm cho con bú uống trà sữa được không vẫn còn tùy vào cách mẹ uống. Sau đây chính là lời khuyên về cách uống dành cho mẹ bỉm.
- Nên kiểm soát chất lượng trà sữa cũng như các thành phần bên trong.
- Nếu không thực sự quá thèm thì nên kiêng uống trà sữa là tốt nhất.
- Nếu kiêng uống nhưng thấy bứt rứt thì có thể thay thế các loại nước bổ dưỡng khác như nước trái cây, trà xanh loãng,….
- Nếu uống thì nên pha loãng và mỗi lần chỉ uống 1 cốc nhỏ. Mỗi tuần 1 ly để thỏa mãn cơn thèm là đủ.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
- Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
- Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
- Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
- Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Cho con bú uống trà sữa được không? Mẹ có câu trả lời rồi nhé. Tóm lại, trà sữa là loại thức uống có hại nhiều hơn lợi, vì vậy mẹ bỉm hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nhé.