Hẳn nhiều bà bầu đã từng nghe thông tin ăn mít sẽ rất nóng nên không tốt cho mẹ và em bé. Và không ít bà bầu đã nhịn ăn mít suốt thời kỳ mang thai. Nhưng thực tế mang thai ăn mít được không? Lợi và hại khi bà bầu ăn mít như thế nào. Hãy thử tìm hiểu để chắc chắn rằng mình không bỏ qua một loại quả có lợi và nếu phải tránh ăn mít thì trong lòng mẹ bầu cũng thấy thỏa mãn.
Phụ nữ đang mang thai ăn mít được không?
Thắc mắc phụ nữ mang thai ăn mít được không của các chị em đã có từ rất lâu. Và cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng khẳng định rằng các bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong suốt 9 tháng mang thai. Một số các thông tin như mít nóng, bà bầu ăn mít có thể sảy thai hoặc bầu không được ăn mít là hoàn toàn không có cơ sở.
Chỉ trừ các trường hợp mẹ bầu có tiền sử hoặc đang mắc tiểu đường thai kỳ hay bị gan nhiễm mỡ thì thường được các bác sĩ khuyên không nên ăn mít. Bởi vì mít có khá nhiều đường.
Tuy nhiên mít cũng như bao loại trái cây khác, bà bầu không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa và cũng không nên ăn liên tục.


Lợi ích bà bầu nhận được từ việc ăn mít
Để làm rõ thêm cho vấn đề phụ nữ mang thai ăn mít được không, hãy cùng phân tích những lợi ích mà loại quả này có thể mang đến cho các bà bầu. Lưu ý lợi ích chỉ được đảm bảo khi bà bầu ăn với lượng vừa đủ và không quá lạm dụng mít trong thực đơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong 100g mít có chứa: 110 IU vitamin A, 13,7 mg vitamin C, 0,34mg vitamin E, ngoài ra còn có vitamin B2, B3, B6… Đây đều là những dưỡng chất giúp mẹ bầu có thể tăng cường sức đề kháng khi đang mang thai.
Cung cấp năng lượng
Mang thai ăn mít được không khi mà cứ ăn 100g mít bà bầu lại được nạp vào cơ thể tới 94kcal. Chắc chắn là có rồi đúng không. Mít còn cung cấp một lượng đường tự nhiên cho cơ thể mẹ bầu. Do đó, nếu ăn mít vào buổi sáng, mẹ bầu sẽ có thêm năng lượng để hoạt động trong một ngày dài.
Hỗ trợ tiêu hóa
Cứ 100g mít lại có tới 4g chất xơ. Thông qua việc ăn mít bà bầu đã bổ sung cho cơ thể một lượng lớn chất xơ. Như vậy mít hoàn toàn có thể giúp các mẹ bầu tiêu hoá tốt hơn, từ đó men cũng ít gặp tình trạng táo bón hơn.


Góp phần ổn định huyết áp
Lượng kali mà mít có thể cung cấp cho cơ thể là cực kỳ lớn. Trong khi kali lại có tác dụng điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Điều này chứng mình bà bầu ăn mít rất có lợi cho huyết áp.
Ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ
Như các mẹ cũng đã biết, sắt và folate là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Sắt và folate có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu bị thiếu máu. Và mít chính là một trong những loại quả có thể cung cấp 2 thành phần này cho cơ thể mẹ bầu.
Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều mít
Phụ nữ mang thai ăn mít được không và ăn bao nhiêu là phù hợp nhất? Câu trả lời là các mẹ chỉ nên ăn khoảng 80-100gr mít mỗi ngày. Và lưu ý không nên ăn vào buổi chiều và tối để tránh bị khó tiêu và đầy bụng.


Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo các bà bầu không nên ăn quá nhiều mít. Bởi vì khi nạp một lượng lớn mít, cơ thể sẽ gặp một số tác dụng phụ. Điển hình như:
- Rối loạn tiêu hóa do quá nhiều chất xơ, khi đó bà bầu có thể bị đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu dẫn đến ăn uống không ngon miệng.
- Ăn nhiều mít cơ thể bà bầu sẽ hấp thụ một lần lớn glucose như vậy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai cực kỳ cao.
- Ăn quá nhiều mít cũng có thể khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và thừa cân.
Qua đây chị em có thể thấy mít tuy rất tốt nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ trong mỗi bữa. Như vậy chị em vừa được thưởng thức một loại quả thơm ngon vừa được đảm bảo những lợi ích cho bản thân và thai nhi của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Chốt lại cho vấn đề phụ nữ mang thai ăn mít được không, câu trả lời là có. Mẹ bầu dù đang ở trong giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể ăn mít nhưng chỉ nên ăn vừa đủ. Đừng vì mít ngon mà ăn nhiều cùng một lúc. Hãy bổ sung mít vào thực đơn ăn uống trong tuần một cách khoa học và hợp lý nhất.