Nghén là một dấu hiệu bình thường và rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mang thai bao lâu thì nghén và nghén như thế nào cũng còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi mẹ bầu. Có người sẽ nghén sớm nhưng cũng có người nghén muộn hơn. Nhưng về cơ bản khoảng thời gian phụ nữ mang thai trải qua cơn nghén sẽ không quá dài.
Ốm nghén là như thế nào và nguyên nhân là gì?
Ốm nghén là tình trạng cơ thể phụ nữ mang thai có những dấu hiệu như buồn nôn, muốn ói nhất là khi nhìn thấy đồ ăn và ngửi thầy mùi lạ. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện liên tục và kéo dài trong một thời gian ngắn.
Trong thời gian bị ốm nghén, do nôn ói quá nhiều các mẹ bầu hầu như sẽ không muốn ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Nên rất có thể sẽ bị sụt cân hoặc cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy nhức đầu, chóng mặt và ngủ không ngon.
Rõ ràng là do mang thai nên phụ nữ mới ốm nghén nhưng cụ thể vì sao thì vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra được cơ chế cụ thể về tình trạng này. Rất có thể là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Hoặc có thể do nồng độ progesterone tăng cao ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra cảm giác buồn nôn.
Cảm giác ốm nghén ở mỗi người có thể sẽ khác nhau nhưng thường những ai có hệ thần kinh nhạy cảm thì dễ ốm nghén nhiều hơn với những thay đổi trong cơ thể.


Mang thai bao lâu thì nghén?
Theo nhiều cuộc nghiên cứu, hầu hết bà bầu bị ốm nghén sẽ bắt đầu có dấu hiện từ tuần mang thai thứ 6-8. Và hiện tượng ốm nghén sẽ xuất hiện và duy trì trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có mẹ bầu bắt đầu ốm nghén từ tuần thai thứ 4. Do đó mang thai bao lâu thì nghén sẽ không có một mốc cụ thể và không ai giống ai.
Ốm nghén có thể sẽ đến sớm hoặc muộn hơn. Nên mẹ bầu cứ thoải mái về tâm lý, nếu không ốm nghén thì tốt còn nếu có thì cũng mạnh mẽ đối diện. Vì ốm nghén cũng sẽ qua nhanh thôi, rồi mẹ bầu sẽ trở lại trạng thái bình thường.


Mẹ bầu cần làm gì khi ốm nghén?
Các mẹ bầu không nên để tâm quá nhiều đến vấn đề mang thai bao lâu thì nghén để tránh bị hồi hộp và căng thẳng về tinh thần. Thay vào đó hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng với việc ốm nghén. Hoặc tìm hiểu mang thai nên ăn gì và ăn như thế nào để hạn chế những cơn ốm nghén. Và đừng quên bỏ túi trước những mẹo xoa dịu những cơn ốm nghén dưới đây.
Với những trường hợp nghén nhẹ và ở mức độ bình thường, mẹ bầu nên thử làm như sau:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày
- Ăn những món ăn mình yêu thích và hợp khẩu vị nhưng lưu ý phải ăn những món lành mạnh.
- Tăng cường uống nước.
- Tránh đồ ăn dầu mỡ, chứa nhiều chất béo và carbohydrates
- Bổ sung đầy đủ sắt và acid folic
- Tuyệt đối không nhịn ăn và phải luôn giữ tinh thần thoải mái cho mình. Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, nghĩ về em bé cũng là một cách mẹ có thêm động lực vượt qua ốm nghén.
- Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn


Với trường hợp nghén nặng, mẹ bầu nên thăm khám và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ. Khi đó mẹ bầu sẽ được kiểm tra và theo dõi để tránh tình trạng bị rối loạn nước và điện giải hoặc bị thiếu máu trong thai kỳ. Và nếu cơ thể bị suy nhược do nghén, mẹ bầu có thể sẽ được truyền dịch hoặc sử dụng một số thuốc chống ói, kèm vitamin B6. Tuy nhiên những phương pháp này phải do sự chỉ định từ bác sĩ mẹ mới được áp dụng.
Mẹ bầu ốm nghén có nguy hiểm không?
Mang thai bao lâu thì nghén, nghén sớm hay nghén muộn thì ít nhiều gì mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Nhẹ thì không sao nhưng nặng thì sẽ vất vả hơn nhiều cho mẹ bầu. Và sẽ không dễ dàng chút nào với những mẹ ốm nghén nặng. Lúc này ốm nghén không chỉ khiến các mẹ bị mệt mỏi và chán ăn mà còn có thể bị ảnh hưởng trầm trọng về sức khỏe. Nhiều trường hợp mẹ bầu nghén quá nặng còn ảnh hưởng đến thai nhi. Nhất là khi có những dấu hiệu nghén sau:
- Cân nặng giảm sút trầm trọng, cơ thể bị mất nước
- Uống nước cũng ói, thậm chí ói ra máu
- Căng thẳng dẫn tới trầm cảm
- Cơ thể tụt giảm phần lớn năng lượng, mệt mỏi, yếu ớt
Khi thấy tình trạng nghén trở nặng hơn, các mẹ nên đi khám ngay để được hỗ trợ và chăm sóc kịp thời bởi các bác sĩ. Đừng để tình trạng nghén trở nên nghiêm trọng như trên.
Có lẽ bạn quan tâm:
5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Tóm lại, mang thai bao lâu thì nghén vốn còn tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu. Có người sẽ đến tứ tháng đầu tiên nhưng cũng có người khác đến từ tháng thứ 2. Bên cạnh đó còn người mang thai không nghén nhưng cũng có người nghén rất nặng. Tuy nhiên dù có nghén hay không hay mang thai mà chưa thấy nghén các mẹ cũng hãy bình tĩnh và thoải mái tinh thần để đón nhận nhé.