Trường hợp phụ nữ mang thai bị tiêu chảy cũng rất dễ gặp. Nhiều mẹ đã có kinh nghiệm thì rất dễ dàng để xử lý và vượt qua nhanh chóng. Nhưng cũng có nhiều mẹ loay hoay không biết mang thai bị tiêu chảy phải làm sao. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình cảnh này thì hãy xem ngay bài viết dưới đây. Bạn sẽ biết mình cần làm gì ngay lúc này để đẩy lùi tình trạng tiêu chảy.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy
Không ít phụ nữ đã gặp phải tình trạng bị tiêu chảy khi mang thai mặc dù rất kỹ trong ăn uống. Điều này khiến chị em không khỏi thắc mắc vì sao mình lại bị như vậy và phải làm sao để hết tiêu chảy.
Theo các bác sĩ, hiện tượng tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và mang thai bị tiêu chảy phải làm sao còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Do đó chị em chớ vội áp dụng bất kỳ một biện pháp nào khi chưa biết nguyên nhân khiến mình bị tiêu chảy là gì.


Thông thường có các nguyên nhân khiến các mẹ bị “tào tháo rượt” bao gồm:
- Do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
- Do ăn phải những món có chứa một số chất không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Do chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Tùy mỗi nguyên nhân, bà bầu có thể bị tiêu chảy từ 1-10 ngày.
Cách điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu
Phụ nữ khi mang thai bị tiêu chảy cần cẩn trọng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Tiêu chảy có thể được điều trị rất đơn giản nên bà bầu cũng chưa cần phải sử dụng thuốc ngay. Hãy theo dõi để biết tình trạng và mức độ tiêu chảy ra sao để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Vậy khi mang thai bị tiêu chảy phải làm sao? Nếu chia theo từng mức độ, nguyên nhân gây tiêu chảy, bà bầu sẽ có thể điều trị theo những cách như sau:
- Tiêu chảy ở mức độ nhẹ: Sẽ tự khỏi chỉ sau vài ngày. Bà bầu chỉ cần uống thật nhiều nước và bổ sung thêm oreso – một loại thuốc bù nước, điện giải. Bên cạnh đó hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại sức khỏe.
- Tiêu chảy ở mức độ nặng, 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm: Lúc này mẹ có thể bị đau bụng dữ dội, cơn đau kéo dài, nguy cơ mẹ bầu bị mất nước rất cao nên sẽ rất nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Do đó mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ cho mẹ áp dụng liệu trình phù hợp và an toàn nhất.
- Tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn, ngộ độc: Mẹ bầu nên đi khám, nếu đúng là do vi khuẩn thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ bầu sử dụng kháng sinh loại an toàn cho thai nhi.
Các mẹ không nên tự ý mua và uống thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Vì việc dùng thuốc luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.


Cách giúp mẹ bầu phòng chống tiêu chảy trong thai kỳ
Với các mẹ bầu, việc phát sinh những triệu chứng bất thường trên cơ thể trong giai đoạn thai kỳ luôn là điều đáng lo ngại. Và triệu chứng tiêu chảy cũng vậy, nếu để nặng sức khỏe mẹ và bé có thể bị ảnh hưởng. Do vậy nếu không muốn phải lo lắng việc mang thai bị tiêu chảy phải làm sao, ngay từ khi có thai các mẹ nên có các biện pháp phòng chống.
Một số biện pháp giúp mẹ bầu tránh bị tiêu chảy như:
- Luôn duy trì uống nhiều nước mỗi ngày tuy nhiên tránh các loại nước có gas, nước đóng hộp sẵn.
- Luôn chú ý đến vấn đề mang thai nên ăn gì, ăn uống an toàn, vệ sinh và đặc biệt phải ăn chín uống sôi. Ưu tiên đồ ăn tự chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến.
- Tránh ăn những món kết hợp quá nhiều gia vị hoặc có chứa một lượng lớn chất béo.
- Hạn chế các thực phẩm dễ gây đau bụng và tiêu chảy như cua đồng, ốc, …
- Chú ý bổ sung sữa chua vào các bữa phụ trong ngày vì đây là món ăn vừa tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.
Các mẹ nhớ nhé, phòng còn hơn chống nên tốt nhất hãy luôn cẩn thận trong việc ăn uống trong suốt thai kỳ.


Có lẽ bạn quan tâm:
5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Hy vọng với những thông tin ở trên các mẹ đã biết mang thai bị tiêu chảy phải làm sao. Tốt nhất cứ bình tĩnh, nghỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi các biểu hiện trên cơ thể kể từ khi bắt đầu tiêu chảy. Nếu mẹ cảm thấy quá lo lắng hoặc có nhiều dấu hiệu khác xuất hiện như đau bụng, mệt mỏi thì có thể đi khám để an tâm hơn.