Phụ nữ khi mang thai da bị sạm đen là một tình trạng cực kỳ phổ biến và khó tránh khỏi. Tuy nhiên điều này lại khiến các mẹ bầu mất hết sự tự tin. Bởi vì làn da sạm không chỉ làm diện mạo của chị em giảm đi vài phần xinh đẹp mà còn dễ khiến da bị hư tổn về sau. Vậy chị em cần làm gì để giảm tình trạng sạm da trong thai kỳ? Và nếu đã bị sạm da khi mang thai thì có tự hết sau sinh không? Bao giờ mới hết sạm da? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ bạn sẽ biết giải pháp.
Nguyên nhân gây sạm da trong thai kỳ?
Sạm da là hiện tượng làn da trở nên tối màu, trên da như xuất hiện các vết lốm đốm hoặc mảng nổi lên rất rõ. Hiện tượng này rất dễ gặp ở chị em phụ nữ đang mang thai. Các vết sạm có thể xuất hiện xung quanh môi, mũi, xương gò má và trán nên rất dễ nhận ra.
Bên cạnh đó một số vùng da khác trên cơ thể cũng trở nên tối màu hơn bình thường, nhất là ở nách, cánh tay, 2 bên đùi,…. Tuy nhiên với những người mang thai, đây là hiện tượng rất bình thường.


Mang thai da bị sạm đen thường do các nguyên nhân sau đây.
Do thay đổi hormone khi mang thai
Việc thay đổi này đã kích thích sự gia tăng sản xuất melanin trong cơ thể. Melanin là yếu tố quyết định đến độ sáng, tối của màu tóc, da và mắt. Melani tiết ra càng nhiều thì da sẽ càng sạm.
Do mẹ bầu để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Trường hợp mẹ bầu bị sạm da cũng có thể là do tiếp xúc quá lâu hoặc liên tục với ánh nắng. Bởi vì khi đang mang thai, sức đề kháng của phụ nữ có thể bị sụt giảm dẫn đến việc làn da bị yếu đi. Khi da yếu sẽ rất dễ bị bắt nắng và sinh ra nám sạm.
Do mẹ bầu chưa chăm sóc đúng cách
Mặc dù khi mang thai chị em cần loại bỏ một số mỹ phẩm và hầu như ít được dùng hơn nhưng điều này không có nghĩa bỏ qua việc chăm sóc da mỗi ngày. Vì khi không được chăm sóc da sẽ càng yếu đi và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Từ đó khiến nám sạm hình thành.


Do di truyền
Sạm da khi mang thai cũng không ngoại trừ trường hợp di truyền trong gia đình.
Nếu mang thai da bị sạm đen chị em cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái trong thai kỳ và thực hiện chăm sóc da thật đúng cách mỗi ngày. Hãy tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da an toàn, lành tính, thiên về thiên nhiên.
Mang thai bị sạm da sau sinh có hết không?
Thông thường sau khi sinh con tình trạng sạm da sẽ biến mất mà không cần phải áp dụng các biện pháp điều trị. Vấn để chỉ là thời gian, có mẹ sẽ hết sạm rất nhanh chỉ vài tháng nhưng cũng có người cần tới 1 năm mới mờ hết.
Tuy nhiên cũng vẫn còn những trường hợp dù sinh con đã lâu nhưng các vết sạm vẫn còn trên da. Với những trường hợp này các mẹ nên đi khám da liễu để biết chính xác tình trạng da của mình như thế nào, từ đó có liệu trình can thiệp và điều trị nám, sạm phù hợp.


Bà bầu bị sạm da cần phải làm gì?
Khi mang thai da bị sạm đen có thể sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy mất tự tin và lo lắng cho làn da của mình. Nhưng cách tốt nhất, bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái và có thể áp dụng những phương pháp dưới đây. Da chắc chắn sẽ khỏe hơn và giảm tình trạng nám sạm rất đáng kể. Sau này khi sinh xong da cũng sẽ sớm trở về trạng thái như ban đầu.
- Ăn uống đầy đủ chất: Bà bầu ăn đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé mà còn giúp da của mẹ bầu trở nên khỏe đẹp hơn. Bởi khi được cung cấp dưỡng chất từ bên trong chắc chắn da sẽ khỏe hơn, đẹp hơn. Đồng thời còn tăng sức đề kháng cho da rất hiệu quả để chống lại các tác nhân từ bên ngoài.
- Duy trì chăm sóc da đều đặn: Mang thai da bị sạm đen cũng có thể do da không được chăm sóc nên mẹ bầu tốt nhất hãy duy trì việc vệ sinh và dưỡng da hằng ngày.
- Chống nắng cho da: Bà bầu tốt nhất không nên ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng từ 10h sáng đến 4h chiều. Vì trong thời gian này nắng có thể tác động mạnh tới da gây ra nám sạm. Nếu có ra ngoài thì cần che chắn thật kỹ lưỡng.
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học: hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tuyệt đối không được thức khuya. Bên cạnh đó mẹ nên dành thời gian đi bộ, hoạt động vận động nhẹ nhàng cũng rất có lợi cho da.
Mẹ cũng nên lưu ý khi mang thai da bị sạm đen chớ vội sử dụng thuốc hoặc các loại mỹ phẩm đặc trị khác. Vì đây không phải là cách an toàn và hiệu quả cho mẹ lúc này.


Có lẽ bạn quan tâm:
5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Tóm lại mang thai da bị sạm đen là hiện tượng rất bình thường. Nên nếu có gặp tình trạng này, các mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy nghỉ ngơi và ăn ngủ nghỉ điều độ. Bên cạnh đó hãy chăm sóc da hằng ngày đều đặn với những phương pháp an toàn và thiên về tự nhiên. Và đừng bao giờ quên việc chống nắng cho da trong suốt thời gian mang thai nhé.