Việc bổ sung sắt cho cơ thể trong giai đoạn mang thai là cực kỳ cần thiết. Nhưng sắt cho bà bầu dùng loại nào và dùng như thế nào để an toàn nhất cho sức khỏe mẹ và bé bạn đã biết chưa? Và tầm quan trọng của sắt với phụ nữ mang thai như thế nào? Hãy tìm hiểu thật kỹ để có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi nhé các mẹ.
Bà bầu thiếu sắt sẽ như thế nào?
Trước khi tìm hiểu sắt cho bà bầu dùng loại nào, chị em nhất định phải nắm được tầm quan trọng của sắt với cơ thể trong thời gian mang thai là như thế nào.
Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu trong cơ thể và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị thiếu sắt có thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu. Từ đó gây ra hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt. Riêng với phụ nữ mang thai, nếu cơ thể thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.


Thực tế phụ nữ khi mang thai, cơ thể cần nhiều máu hơn so với bình thường để tăng cường sức khỏe của bản thân và đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Nếu để bị thiếu máu, bà bầu sẽ rất mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon và cảm thấy chán ăn. Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu và trẻ có sức khỏe kém.
Khi mang thai bị thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết và nhiễm trùng sau sinh. Đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng bào thai bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thể lực và trí lực của trẻ sau này phát triển kém.
Bà bầu nên dùng loại sắt nào?
Thông thường, sau khi đi khám thai lần đầu tiên, các mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc sắt để uống. Đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn sắt cho bà bầu dùng loại nào tốt và phù hợp với thể trạng của mẹ lúc đó.
Tuy nhiên, hiện nay có ba loại thuốc dùng để bổ sung sắt cho bà bầu phổ biến là: sắt Sulfate, sắt Fumarate và sắt Gluconate. Trong đó Fumarat, Gluconate là loại sắt hữu cơ nên sẽ dễ hấp thu hơn sắt vô cơ Sulfate.


Về dạng thành phẩm, sắt thường có 2 dạng gồm: dạng viên và dạng nước. Nhiều mẹ chắc cũng sẽ thắc mắc giữa 2 dạng sắt cho bà bầu dùng loại nào tốt hơn? Điều này là tùy thuộc vào lựa chọn của mẹ vì mỗi dạng sắt đều có những ưu nhược điểm riêng.
- Sắt dạng nước thường có nhiều mùi hơn nên khó uống, dễ gây buồn nôn. Tuy nhiên sắt dạng nước lại dễ hấp thu và ít gây táo bón.
- Sắt dạng viên mùi rất nhẹ nhàng nên dễ uống nhưng lại khó hấp thu và dễ gây táo bón cho mẹ bầu.
Ngoài việc quan tâm đến sắt cho bà bầu dùng loại nào mẹ cũng cần lưu ý hàm lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Bổ sung sắt phải đủ liều và đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Tốt nhất mẹ nên uống theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Một số lưu ý khi uống sắt
Sắt cho bà bầu dùng loại nào đi nữa thì khi uống mẹ cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
- Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường sẽ cần một lượng sắt khoảng 30mg/ngày. Chỉ bổ sung sắt liều cao hơn khuyến nghị nếu mẹ bầu có chỉ định của bác sĩ.
- Kể từ khi có thai, phụ nữ nên uống sắt mỗi ngày và duy trì tới sau khi sinh một tháng.
- Nên uống viên sắt lúc bụng đói hoặc sau khi ăn 1-2 tiếng. Để tăng khả năng hấp thu sắt, mẹ bầu nên uống kèm với các loại nước giàu vitamin C (ví dụ như nước cam, nước chanh,….)
- Thời điểm uống sắt và sữa, thuốc bổ sung canxi nên cách xa nhau vì canxi làm giảm quá trình hấp thu sắt.
- Sắt cho bà bầu dùng loại nào cũng cần phải kết hợp với việc uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chất xơ và đặc biệt cần tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể.


Có thể bạn quan tâm:
- 5 tuyệt chiêu sinh con không đau siêu đơn giản
- Thử ngay phương pháp kích sữa hiệu quả sau 1 tuần
- Hướng dẫn trò chơi kích thích trí não cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi
- Chống lão hóa da dễ dàng với 5 cách không tốn 1 xu
- Nghệ thuật dạy chồng “đỉnh cao” 2021
Tóm lại, trước khi sử dụng sắt, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Sắt cho bà bầu dùng loại nào đi nữa thì cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và chỉ dẫn trên loại thuốc. Vì bản thân sắt nếu bổ sung quá thừa cũng ảnh hưởng đến cơ thể.